Tóm tắt, Review sách Thuật Đàm Phán – Brian Tracy

“Bạn đến từ đâu không quan trọng. Quan trọng là đích đến của bạn” – Brian Tracy

Mọi thứ đều có thể thương lượng được

Lần cuối cùng bạn đàm phán là khi nào? Và cuộc đàm phán ấy quan trọng đến mức nào? Cuộc đàm phán ấy đã tạo ra sự khác biệt mấu chốt nào? Chẳng phải chúng ta vẫn thường đàm phán với mọi người trong hầu hết các tình huống đối thoại sao? Dù tại nơi làm việc hay ở nhà, đàm phán là một kỹ năng rất quan trọng.

Khi đọc cuốn sách Thuật Đàm Phán này, bạn được nhắc nhở rằng ” Mọi thứ đều có thể thương lượng được”, hãy đừng để bị vướng vào những tính huống khó xử. Một trong những trở ngại lớn nhất cản trở bạn thành công hơn. hạnh phúc hơn chính là tính thụ động và cả nể.

Người thụ động chỉ đơn giản chấp nhận hiện trạng bởi họ cảm thấy không thể xoay chuyển được tình thế . Trong khi đó, người chủ động có thể nhìn thấy cơ hội và có thể thay đổi tình hình để có lợi hơn cho bản thân họ, quan trọng hơn, thông qua việc sử dụng nghệ thuật đàm phán, họ có thể xoay chuyển tình thế để có lợi hơn cho cả hai bên trong cuộc đàm phán.

Trong cuốn sách Thuật Đàm Phán Brian Tracy chia sẻ và hướng dẫn cho bạn những bí quyết để đàm phán thành công như 6 phương pháp đàm phán, cách sử dụng lợi thế trong đàm phán, tác động của cảm xúc lên đàm phán…

Một điều tối quan trọng trong đàm phán là chúng ta phải hiểu bản thân muốn gì. Do vậy, bạn hãy lưu ý, chuẩn bị là yếu tố cốt yếu trong quá trình đàm phán.

Nội dung cuốn sách Thuật Đàm Phán – Brian Tracy

Video tóm tắt cuốn sách Thuật Đàm Phán – Brian Tracy

Video tóm tắt cuốn sách Thuật Đàm Phán – Brian Tracy

Vượt qua nỗi sợ đàm phán

Chìa khóa để có được một thỏa thuận tốt hơn đơn giản là đưa ra đề nghị. Hãy đưa ra đề nghị một cách vui vẻ với niềm hy vọng, sự tự tin và thái độ nhã nhặn.

Hãy kiên quyết nếu bạn tin rằng điều đó sẽ có lợi cho bản thân mình. Luôn đề nghị một cách dứt khoát và rõ ràng điều bạn muốn. Tương lại thuộc về những người tự tin và mạnh dạn yêu cầu những gì mình muốn.

Vậy tại sao lại có quá ít người đòi hỏi những gì họ muốn? Đối với nhiều người trong chúng ta, lý do đơn giản bắt nguồn từ thời thơ ấu . Nó bắt nguồn từ nỗi sợ bị từ chối.

Bạn có thể vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách hành động ngược lại. Nếu sợ bị từ chối và thường sẽ thụ động chấp nhận các điều khoản và điều kiện được đưa ra, bạn có thể vượt qua nó bằng cách liên tục yêu cầu mộ thỏa thuận tốt hơn, dù đối phương nói “Không” ngay từ đầu.

Nếu kiên trì thực hiện, nỗi sợ trong bạn sẽ bớt dần và biến mất.

Đừng xem lời từ chối là vấn đề can hệ đến cá nhân. Trong một cuộc đàm phán, khi ai đó nói “Không” với yêu cầu của bạn, điều đó không phản ánh khả năng hay giá trị cá nhân của bạn. Nó không định nghĩa bạn là người tốt hay xấu. Trong suy nghĩ của người bị từ chối, đó chỉ là phản hồi về mua bán dưới một dạng đề nghị nào đó.

Hãy coi đàm phán như một cuộc chơi. Đừng vôi coi đó là chuyện sống còn, nghiêm trọng mà chỉ là một cuộc chơi mà thôi.

Sáu phương pháp đàm phán

  1. Đàm phán được – mất
  2. Đàm phán mất – được
  3. Đàm phán cùng bại
  4. Đàm phán không thỏa thuận
  5. Đàm phán thỏa hiệp
  6. Đàm phán đôi bên cùng có lợi

Phương pháp đàm phán thứ 6 là phương thức đàm phán tốt nhất – “Đàm phán đôi bên cùng có lợi”. Đây là mục tiêu bạn nhắm tới. Trong đàm phán đôi bên cùng có lợi, cả hai bên đều cảm thấy mình là người chiến thắng. Cả hai đều đã ký kết được một thỏa thuận tuyệt vời. Họ đều vui vẻ, hài lòng, hăm hở thực hiện cam kết và tiến hành những giao dịch xa hơn dưa trên cơ sở đó hoặc các cơ sở khác tương tự.

Tác động của cảm xúc đến đàm phán

Cảm xúc là yếu tố then chốt trong đàm phán. Cảm xúc, đặc biệt là những khao khát, thèm muốn, sợ hãi hay giận dữ, có thể hỗ trợ hoặc phản lại bạn trong quá trình đàm phán. Càng tránh để cảm xúc đi vào quá trình đàm phán bao nhiêu, bạn càng có khả năng giành thắng lợi trước đối phương bấy nhiêu. Ngược lại, khi càng để cảm xúc chi phối, năng lực đàm phán của bạn càng suy yếu.

Luôn điềm tĩnh

Khi bị cảm xúc chi phối trong đàm phán, bạn hãy tạm dừng. Dành một chút thời gian đẻ nghỉ ngơi, nếu cuộc đàm phán kéo dài, bạn có thể xin phép đi dạo hoặc uống một ly cà phê để tĩnh tâm.

Hãy luôn tự nhủ :”Chuyện gì sẽ xảy ra?” Nếu thương vụ không thành công hoặc đổ bể thì sao?

Chìa khóa để kiểm soát cảm xúc là chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Hãy biết cách buông bỏ.

Chiến thuật đàm phán giá

Chiến thuật 1: Do Dự

Bất kể đối phương đưa ra mức giá nào, Hãy tỏ vẻ do dự như thể bạn vừa nghe thấy điều gì đó khiến bạn nản lòng. Hãy khoác lên mình vẻ mặt buồn bả hoặc khổ sở. Nhướng mắt nhìn lên , rồi nhìn xuống như thể bạn đang vô cùng khổ não. Hãy nói điều gì đó đại loại như :”Chà!Thế này thì tốn nhiều quá”.

Chiến thuật 2: Đặt câu hỏi

Hãy đặt câu hỏi:”Đây có phải là điều tốt nhất anh có thể đưa ra không? Anh có thể làm gì đó tốt hơn thế không?”

Khi bạn hỏi về mức giá sau khi đối phương đáp lại, hãy ngừng lại một chút, tỏ vẻ ngạc nhiên, thâm chí sốc và nói: “Đây là mức giá tốt nhất mà anh có thể đưa ra sao?” rồi im lặng. Nếu đối phương hạ giá, bạn có thể hỏi tiếp: “Đây đúng là mức giá tốt nhất mà anh có thể đưa ra sao?” Sau đó tiếp tục nhấn mạnh để có được mức giá và điều khoản tốt nhất có thể

Bạn cũng có thể hỏi: Nếu bây giờ tôi ra quyết định, điều tốt nhất anh có thể làm là gì? . Điều này bổ sung thêm thành tố khẩn cấp và khơi lên trong tâm trí người bán nỗi sợ mất thương vụ.

Chiến thuật 3: Khẳng định

Dù đối phương nói với bạn mức giá của một món đồ cụ thể bao nhiêu, hãy trả lời ngay lập tức rằng: “Tôi có thể mua món đó ở nơi khác với giá rẻ hơn”. Khi làm vậy rât có thể họ sẽ trở nên linh hoạt và hạ giá cho bạn

Hãy nhớ rằng luôn thân thiện và ôn hòa ngay có khi tiến hành kiểu đàm phán này.

Chiến thuật 4: Trả giá thấp

Khi một người bán đòi mức giá 600 nghìn đồng hãy đưa ra giá thấp hơn” “Tôi sẽ trả anh 300 nghìn đồng ngay bây giờ”.

Mỗi khi bạn nói đến tiền mặt trao ngay, sự kháng cự của đối phương sẽ giảm đi đáng kể

Chiến thuật 5: Những phần phụ thêm nho nhỏ

Những phần này là các đề nghị bổ sung. Bạn nói kiểu như: “Được rồi, tôi sẽ đồng ý với mức giá này nếu anh vận chuyển miễn phí”.

Nếu đối phương do dự về việc bổ sung thêm điều khoản thỏa thuận, bạn có thể nói bằng một giọng nhẹ nhàng: “Nếu anh không vận chuyển miễn phí, thì tôi không muốn thỏa thuận nữa”.

Nếu từng bước thực hiện những kỹ năng mà Brian Tracy hướng dẫn trong cuốn sách Thuật Đàm Phán , đồng thời trui rèn những phẩm chất cần có của một nhà đàm phán tài năng, bạn sẽ ngày càng tự tin và thành công hơn trong công việc cũng như cuộc sống.

Phần trên Thu Hằng đã giới thiệu đến bạn phần tóm tắt của cuốn Sách Thuật Đàm Phán . Để hiểu sâu hơn, chi tiết hơn và nhận được nhiều giá trị từ cuốn sách bạn hãy mua sách giấy trên trang web: Galabook.vn về đọc để thấu hiểu được nhiều hơn nhé.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn!

Trần Thu Hằng

Trả lời