Tóm Tắt, Review sách Đắc nhân tâm – Dale Carnegie – Trần Thu Hằng – Galabook

Đắc nhân tâm

Đắc nhân tâm là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất của mọi thời đại. Sách được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self – help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất do thời báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền.

Về tác giả Dale Carnegie

Tác giả Dale Carnegie sinh vào ngày 24/11/1888 và mất vào 1/11/1955 tại Mỹ. Ông ra đời trong gia cảnh nghèo ở trang trại vùng Missouri, là một đứa con nhà nông chính gốc. Tuổi nhỏ, ông đã quen với việc thức dậy sớm mỗi ngày để cùng bố mẹ vắt sữa bò. Nhưng không vì thế mà bỏ rơi việc học, bằng chứng là ông tốt nghiệp tại State Teacher’s College tại Warrensburg.

Tuyển tập các cuốn sách nổi tiếng của Carnegie

  1. Quẳng gánh lo đi và vui sống
  2. 40 gương thành công
  3. Đắc Nhân Tâm (Quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại)
  4. Phát Huy Giá Trị – Con Đường Nhanh Nhất Đi Đến Thành Công
  5. Thuật Hùng Biện – Tăng Khả Năng Nói Trước Đám Đông
  6. Ưu Thế Về Bán Hàng – Cách Có Được Khách Hàng, Giữ Khách Hàng Và Bán Nhiều Sản Phẩm
  7. Vui sống và làm việc

Tóm tắt nội dung cuốn sách Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie Nhà phát hành sách First News.

Tổng quan cuốn sách này chia làm 4 phần với 23 nguyên tắc sống và 324 trang.

Video Tóm tắt sách : Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie

Phần 1. Nghệ thuật ứng xử căn bản

Nguyên tắc 1: Không chỉ trích, oán trách, hay than phiền

Có người nào bạn đang muốn họ thay đổi và sửa mình để tiến bộ hơn không? Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Nhưng tại sao lại không bắt đầu từ bản thân mình? Thay đổi chính mình là một việc có ích và thực tế hơn nhiều so với việc thay đổi người khác và khả năng thành công cũng cao hơn rất nhiều. Khổng tử từng nói: “Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch”.

Chỉ trích là vô bổ , nó chỉ gây ra thái độ chống đối và bào chữa, chỉ trích còn có thể gây nguy hiểm vì nó chạm vào lòng kiêu hãnh cố chấp của con người, gây tổn thương tới ý thức và tầm quan trọng của họ và kết cuộc chỉ tạo nên sự tức giận, căm thù.

Nguyên tắc 2: Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác

Khi đầu óc không vướng bận, chúng ta thường dành gần 95% thời gian để nghĩ về mình. Hãy ngừng việc nghĩ về bản thân trong chốc lát và bắt đầu nghĩ về điều tốt của những người xung quanh. Khi ấy bạn sẽ cảm thấy mình không cần dùng đến những lời nịnh hót nữa. Đó chỉ là một thứ rẻ tiền và giả dối.

Nguyên tắc 3: Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm

Hàng trăm người bán hàng đang cất bước trên lề đường hôm nay, mệt mói và thất vọng với mức lương thấp. Tại sao thế?Bởi vì họ bao giờ cũng nghĩ đến điều họ muốn mà không nhận ra điều khách hàng muốn.

Chúng ta bao giờ cũng chỉ quan tâm đến giải quyết vấn đề của mình mà thôi. Và nếu như những người bán hàng có thể chỉ cho ta thấy việc phục vụ của họ hay hàng hóa của họ sẽ giúp giải quyết những vấn đề của chúng ta như thế nào, họ sẽ không cần bán cho chúng ta. Chúng ta sẽ tự mua. Khách hàng muốn cảm thấy mình đang mua chứ không phải được bán.

Phần II. Sáu cách tạo thiện cảm

Nguyên tắc 4. Thật lòng quan tâm đến người khác

Sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra những phép màu. Phép màu ấy không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bạn.

Nguyên tắc 5. Hãy mỉm cười

Shakespeare nói rằng: “Không có sự vật, hiện tượng ha hoàn cảnh tốt hay xấu mà chính cách nghĩ của con người khiến nó xấu hay tốt”.

Abe Lincoin có lần nói: “Hầu hết con người đều hạnh phúc nếu họ có suy nghĩ hạnh phúc”.

Nguyến tắc 6. Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ

Thông tin mà chúng ta trao đổi hay những câu chuyện giữa hai bên sẽ trở nên thật đặc biệt khi chúng ta lồng vào trong đó tên của người chúng ta đang giao tiếp. Cho dù là ai, người hầu bàn hay vị tổng giám đốc, cái tên vẫn luôn đem lại điều kỳ diệu khi chúng ta gọi đúng nó.

Nguyên tắc 7. Biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ

Xin bạn hãy nghi nhớ câu này: “Nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều” và một nguyên tắc quản lý con người: “Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ”

Nguyên tắc 8. Nói về điều người khác quan tâm

Nguyên tắc 9. Thật lòng làm cho người khác thấy rằng họ quan trọng

Thật sự với một lời khen ngợi và biết ơn chân thành, bạn sẽ chẳng mất gì để trở thành một người đáng yêu trong mắt vợ hoặc chồng mình, tương tự, là một cấp trên biết trân trọng và quan tâm tới nhân viên của mình

Phần III. 12 cách hướng người khác suy nghĩ theo bạn

Nguyên tắc 10. Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra

Một vài gợi ý giúp bạn tránh những bất đồng và không rơi vào các cuộc tranh cãi không cần thiết:

  1. Sẵn sàng chấp nhận việc bất động quan điểm
  2. Đừng tin vào cảm nhận đầu tiên của bạn
  3. Kiểm soát cảm xúc của bạn
  4. Lắng nghe trước
  5. Tìm những điểm chung
  6. Trung thực nhận lỗi
  7. Hứa xem xét lại cẩn thận ý kiến của đối phương
  8. Thành thật cảm ơn đối thủ vì lời quan tâm của họ
  9. Đừng hành động vội để cả hai bên có thời gian suy nghĩ thấu đáo vấn đề

Nguyên tắc 11. Tôn trọng ý kiến của người khác, Đứng bao giờ nói rằng: “Anh/chị sai rồi”

Vua Akhtoi đã khuyên con trai của mình rằng: “Hãy cư xử khéo léo. Nó sẽ giúp con giành được điều con muốn”. Nói cách khác đừng bao giờ tranh cãi với khách hàng, vợ hoặc chồng bạn hay những người chống đối bạn. Đừng bao giờ bảo rằng họ đã sai. Đừng chọc giận họ, Hãy cư xử với họ một cách tế nhị, lịch thiệp và chân tình nhất.

Nguyên tắc 12. Nếu bạn sai hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó

Tự phê phán mình chẳng phải dễ dàng hơn nhiều so với việc nghe lời phê phán từ miệng người khác sao?

Nếu chúng ta chịu nhìn nhận những điều sai trái của mình trước khi người khác có dịp nói ra, chúng ta sẽ có 99% cơ hội được đối xử bằng thái độ hào hiệp, tha thứ và những lỗi lầm sẽ được giảm bớt.

Nguyên tắc 13. Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện

Nguyên tắc 14. Hỏi những câu khiến người khác đáp vâng tức thì

Nguyên tắc 15. Để người khác cảm thấy họ là người làm chủ cuộc nói chuyện

Nguyên tắc 16. Để người khác tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên

Nguyên tắc 17. Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác

Nguyên tắc 18. Đồng cảm với mong muốn của người khác

Nguyên tắc 19. KHơi gợi sự cao thượng nơi người khác

Nguyên tắc 20. Biết trình bày vấn đề một cách sinh động

Nguyên tắc 21. Biết khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách

Phần IV. Chuyển hóa người khác mà không gây ra oán hận hay chống đối

Nguyên tắc 22. Bắt đầu câu chuyện bằng lời khen ngợi chân thành

Nguyên tắc 23. Góp ý sai lầm của người khác một cách gián tiếp

Nguyên tắc 24. Hãy xét mình trước khi phê bình người khác

Nguyên tắc 25. Gợi ý thay vì ra lệnh

Nguyên tắc 26. Biết giữ thể diện cho người khác

Nguyên tắc 27. Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù nhỏ nhất ở người khác

Nguyên tắc 28. Khen ngợi làm người khác sống đúng với lời khen đó

Nguyên tắc 29. Khuyến khích, mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm

Nguyên tắc 30. Tôn vinh người khác, làm họ vui vẻ thực hiện đề nghị của bạn.

Phần trên Galabook đã giới thiệu đến bạn phần tóm tắt của cuốn sách Đắc nhân tâm – Dale Carnegie. Để hiểu sâu hơn, chi tiết hơn và nhận được nhiều giá trị từ cuốn sách bạn hãy mua sách giấy về đọc để thấu hiểu được nhiều hơn nhé.

Cảm ơn bạn!

Trần Thu Hằng

Trả lời