Tóm tắt, Review sách Người giỏi không phải là người làm tất cả

Sách Người giỏi không phải là người làm tất cả mang đến cho bạn cách thức để giúp bạn ủy quyền tốt hơn trong công việc của mình.

Có người cảm thấy kiệt sức vì công việc, có người lại muốn tìm cách ứng phó với những nhân viên khó bảo. Mặc dù “Triệu chứng” khó khăn của mỗi người là rất khác nhau, thế nhưng tất cả họ đều đang cần đến một “Loại thuốc đặc trị” : Đó là cách ủy thác công việc sao cho quy trình tổng thể được hiệu quả hơn.

Dù bạn là người ủy thác hay được ủy thác công việc, nhưng nếu biết áp dụng 6 nguyên tắc Trong cuốn sách này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khối lượng công việc sẽ giảm đi đáng kể, nhờ vậy bạn có thêm nhiều thời gian để tập trung vào những điều thật sự quan trọng trong công việc và cuộc sống.

Nội dung cuốn sách Người giỏi không phải là người làm tất cả

Video tóm tắt cuốn sách Người giỏi không phải là người làm tất cả

Video tóm tắt cuốn sách Người giỏi không phải là người làm tất cả

Câu chuyện về hai anh em nhà Jones và James

Jones và James được sinh ra cùng ngày, trong cùng một bệnh viện bởi 2 người mẹ sinh đôi và 2 ông bố là bạn thân. Lớn lên Jones và James cùng học đại học và kết hôn với hai chị em sinh đôi, họ làm cùng một công ty, mua nhà trả góp ở cùng một chung cư và cùng được thăng chức lên làm quản lý.

Kể từ đó họ được bố trí làm việc trong hai căn phòng riêng biệt nhau. Bận rộn với công việc mới nên thời gian đầu, họ không còn gặp nhau thường xuyên như trước nữa.

Thời gian thấm thoát trôi qua, thông qua các đồng nghiệp James bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa 2 người, Jones luôn đến công ty đúng giờ sau khi dùng xong bữa sáng và lúc nào cũng về nhà đúng giờ để quây quần cùng gia đình bên bữa tối. không những vậy Jones còn tham gia vào câu lạc bộ Golf môn thể thao yêu thích của anh và thong thả đọc một cuốn sách nào đó vào cuối tuần. Nhờ vậy mà Jones có một thân hình cân đối và một gia đình hạnh phúc.

Trong khi đó lịch làm việc của James lại chẳng cân đối chút nào. Nó giống như một chiếc đồng hồ bị hỏng. Anh phải bỏ bữa sáng để đến văn phòng sớm hơn một chút, tranh thủ thời gian để cố làm hết những công việc đang chờ anh giải quyết, lúc nào anh cũng thấy mình có rất nhiều việc phải làm không còn thời gian để nghĩ đến sở thích của mình. Thận chí anh đã không dành thời gian cho vợ vào ngày sinh nhật của cô ấy.

Thói quen nghiệm cà phê nhằm chống lại tình trạng căng thẳng liên tục trong công việc khiến anh vô cùng đuối sức và rất hay bực bội, cáu kỉnh

Trong công việc Jones lúc nào cũng vui vẻ trò chuyện với mọi người, còn James lại chẳng có thời gian. Thậm chí nếu có một chút giờ rảnh rỗi, anh cũng đã quá mệt mỏi. Và mọi việc tệ đến mức tất cả những gì anh muốn chỉ là nhanh chóng hoàn tất công việc để có thể về nhà và lăn ra ngủ.

Một buổi tối nọ, vì phải giải quyết công việc tồn đọng nên James lại một lần nữa bỏ lỡ bữa tối cùng gia đình. Trên đường lái xe về nhà anh tự nhủ:

“Mình phải chấm dứt tình trạng kiệt quệ này! Mình phải thay đổi. MÌnh phải làm điều gì đó, điều mà trước đây có thể mình chưa làm bao giờ…”

Sáu bước ủy quyền hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị kỹ trước khi giao việc

James bắt đầu học cách ủy quyền

Vốn là một người rất giởi trong việc giải quyết vấn đề, James nhận thấy giải pháp hay nhất để giải quyết bế tắc của mình là đến nói chuyện trực tiếp với Jones.

  • Luôn luôn chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện công việc ủy quyền.

James luôn nhắc nhở mình rằng cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi giao việc cho bất kỳ ai. Người đầu tiên nắm rõ yêu cầu của những công việc này không ai khác ngoài anh. Chính anh phải biết cụ thể mình mong chờ điều gì? và đâu là kết quả cần có.

Bước 2: Xác định cụ thể yêu cầu công việc

Sau khi nhận được lời khuyên từ Jones. Về đến phòng làm việc, James ngồi vào bàn và viết những suy nghĩ của mình lên tấm bảng trắng:

Khi giao việc cần phải:

  • Xác định và mô tả rõ ràng từng nhiệm vụ
  • Yêu cầu nhân viên liệt kê lại những yêu cầu đó để đảm bảo anh ấy/cô ấy đã hoàn toàn hiểu rõ

Bước 3: Xác định rõ thời hạn hoàn thành công việc

Thoạt đầu công việc diễn ra khá tốt đẹp, nhưng càng về cuối tuần, khóa khăn cốt lõi càng hiện ra rõ rệt. Nhân viên của nah đã không hoàn thành công việc đúng hạn.

James dã đến văn phòng của Jones xin lời khuyên, Jones kể mình cũng gặp tình huống tương tự với cô nhân viên Jennifer, Khi anh giao việc cho cô ấy và cô ấy đã không hoàn thành đúng với yêu cầu của anh, Khi vào văn phòng cô ấy đã hỏi Jones :

“Thực tế là tôi đã không hề biết. Ông chưa bao giờ cho rôi biết là dự án này rất khắt khe về mặt thời gian và ông cũng không yêu cầu cụ thể thời hạn hoàn thành công việc. Lẽ nào ông nghĩ rằng tôi có thể đọc được suy nghĩ của ông kia chứ?”.

James cảm thấy rất vui vì câu chuyện của Jones đã giúp anh học được rất nhiều. Anh bắt tay vào xác định thời hạn cho từng công việc cụ thể với mỗi nhân viên.

  • Khi giao việc, cần xác định cụ thể thời hạn hoàn thành công việc.

Bước 4: Định rõ mức độ và phạm vi thẩm quyền

  • Khi giao việc cần phải xác định cụ thể phạm vi thẩm quyền cho người thực hiện.

Thế nhưng làm thể nào để có thể xác định phạm vi thẩm quyền cho các nhân viên của mình? Phải chăng có nhiều cấp độ, phạm vi thẩm quyền khác nhau? ANh nghĩ đến Jones và viết thêm vào bên dưới tấm bảng trắng của mình:

Mức 1: Quyền đề nghị

Tìm giải pháp và những đề nghị thay thế tốt nhất.

Áp dụng mức độ này khi bạn cần thu thập thêm thông tin trước khi tiến hành ra quyết định

Mức 2: Quyền thông báo, khởi xướng

Nghiên chứ và chọn cách thực hiện tốt nhất, thông báo nguyên nhân chọn lựa và khởi xướng việc lựa chọn.

Áp dụng mức độ này khi bạn muốn người khác thông báo trước khi hành động để bạn kịp thời ngăn chặn những rắc rối có thể phát sinh.

Mức 3: Quyền Hành Động

Toàn quyền hành động đối với công việc được giao

Áp dụng mức độ này khi bạn hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của người được ủy thác công việc và khả năng rủi ro xảy ra là ở mức độ tối thiểu.

Bước 5: Xác định các mốc thời gian để kiểm tra, đối chiếu, đánh giá

Khi giao việc nên kiểm tra để xem xét tình hình thực hiện công việc và hướng dẫn nếu cần thiết.

Cần thực hiện công việc kiểm tra một cách thường xuyên hơn trong giai đoạn đầu. Sau đó giảm dần đi.

Bước 6: Tiến hành tổng kết công việc

Kết thúc quá trình giao việc cần lập bảng tổng kết. Điều này giúp ghi nhận những thành công, phát hiện những thiếu sót cần khắc phục và rút ra bài học nếu có.

Nhìn lại anh James thấy ngày làm việc cua mình giờ trở nên ngắn hơn, và anh thích được quay trở lại văn phòng vào mỗi sáng. Nhân viên của anh cũng thay đổi, họ chuyển từ thái độ vị kỷ cá nhân , trốn tránh công việc sang cởi mở và hòa đồng với tập thể hơn. Không những thế anh còn có nhiều thời gian hơn để tạo niềm vui cho gia đình. Quả là một cuộc sống mà anh hằng mơ ước!

Phần trên Thu Hằng đã giới thiệu đến bạn phần tóm tắt của cuốn Người giỏi không phải là người làm tất cả. Để hiểu sâu hơn, chi tiết hơn và nhận được nhiều giá trị từ cuốn sách bạn hãy mua sách giấy trên trang web: Galabook.vn về đọc để thấu hiểu được nhiều hơn nhé.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn!

Trần Thu Hằng

Trả lời