Tóm Tắt, Review sách Nghệ Thuật Pr Bản Thân – Trần Thu Hằng – Galabook

Nghệ thuật Pr bản thân 10 cách giúp bạn chia sẻ ý tưởng sáng tạo và được mọi người chú ý.

Video Tóm tắt sách Nghệ Thuật Pr Bản Thân

Nội dung cuốn sách Nghệ Thuật Pr Bản Thân

#1. Bạn không phải là một thiên tài

Cách tốt nhất để bắt đầu chia sẻ công việc của bạn là nghĩ về những gì bạn muốn học, cam kết học nó trước mắt mọi người. Tìm một cộng đồng tài năng, để ý xem mọi người đang chia sẻ những gì, và sau đó ghi lại những gì họ chưa chia sẻ.

Để ý những chỗ trống để bạn có thể lấp đầy bằng chính nỗ lực của mình, dù ban đầu chúng có tồi tệ đến đâu. Lúc này, đừng lo kiếm tiền hay tạo dựng sự nghiệp từ nó. Hãy quên việc mình là chuyên gia hay chuyên nghiệp đi, và khoác chiếc áo của kẻ a-ma-tơ vào. Chia sẻ những gì bạn yêu thích và những người cùng chung sở thích sẽ tìm đến bạn.

#2. Tư duy quá trình đừng tư duy sản phẩm

Khi dẹp cái tôi sang một bên và chia sẻ quá trình làm việc của bản thân, chúng ta tạo điều kiện cho mọi người phát triển mối quan hệ với chúng ta và sản phẩm. Chính điều đó giúp chúng ta bán được nhiều sản phẩm hơn.

Hãy ghi chép tất cả những gì bạn làm. Giữ một cuốn nhất ký công việc: viết các ý tưởng của bạn vào sổ hoặc ghi âm chúng lại. Hãy lưu một cuốn abum. Chụp thật nhiều ảnh công việc trong những giai đoạn khác nhau. Quay video cảnh bạn đang lao động. Đây không phải là tạo ra tác phẩm nghệ thuật mà chỉ là để ý những gì đang diễn ra xung quanh.

#3. Mỗi ngày chia sẻ một vài điều nho nhỏ

Hình thức chia sẻ không quan trọng. Thông điệp hằng ngày có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn – một bài Blog, một Email, một câu trên Twitter, một video trên youtube, hoặc bất cứ thứ gì mang tính truyền thông đại chúng. Chẳng có kế hoạch mẫu nào có thể phù hợp cho tất cả mọi người.

#4. Mở cửa căn phòng của những kỳ quan

Ghi nhận tức là đưa ra thông tin về những gì bạn chia sẻ: Tác phẩm đó là gì, ai tạo ra nó, họ tạo ra nó như thế nào, nó ra đời khi nào và ở đâu, tại sao bạn lại chia sẻ nó, tại sao mọi người phải quan tâm đến nó, và mọi người có thể tìm thêm những tác phẩm tương tự ở đâu. Ghi nhận tức là dán vài tấm nhãn ghi chú giống như trong bảo tàng bên cạnh những thứ mà bạn chia sẻ.

#5. Kể những câu chuyện hay

Phần quan trọng nhất trong câu chuyện là cấu trúc. Một cấu trúc phải gọn gàng, chắc chắn và logic. Công thức đơn gian này có thể được áp dụng cho hầu hết mọi dự án: Có khó khăn ban đầu, hoàn thành công việc để giải quyết khó khăn, và giải pháp.

#6. Dạy những gì bạn biết

Thử nghĩ xem, bạn có thể chia sẻ điều gì từ quá trình làm việc của mình cho những người mà bạn đang cố gắng hướng tới? Các kỹ thuật của bạn là gì? bạn có giỏi sử dụng các công cụ hay vật liệu nào không? Bạn có được kiến thức gì từ công việc?

Ngay giây phút bạn học được thứ gì đó, hãy truyền đạt nó lại cho mọi người.

#7. Đừng biến mình thành chiếc máy spam

Những cỗ máy spam. Họ đi khắp mọi nơi và tồn tại ở mọi ngành nghề. Họ không muốn trả phí mà chỉ muốn nhận được phần của mình. Họ không muốn nghe ý tưởng của bạn mà chỉ muốn người khác nghe ý kiến của họ. Họ không muốn vào các buổi biểu diễn, mà chỉ nhét tờ rơi vào tay bạn trên vỉa hè và ra sức mời gọi bạn đến với họ. Bạn nên cảm thấy thương hại cho những kẻ ảo tưởng như thế. Đôi khi, họ không hiểu được một điều cơ bản rằng thế giới chẳng nợ chúng ta điều gì hết.

#8. Học cách chịu đòn

Đưa sản phẩm của mình ra trước thế giới có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với mọi sự tốt xấu. Càng nhiều người nhìn thấy sản phẩm của bạn, những lời chỉ trích càng tăng. Dưới đây là cách chịu đòn:

  • Thư giãn và hít thở: Hít một hơi thật sâu và chấp nhận những gì sắp tới
  • Luyện tập cho cổ cứng hơn: Cách luyện tập để chịu đòn là hãy bị nhận đòn thật nhiều. Càng nhận được nhiều lời chỉ trích, bạn càng nhận ra chúng không thể làm bạn đau.
  • Né theo chiều cú đấm: Tiếp tục tiến lên. Mỗi lời chỉ trích là một cơ hội để cho tác phẩm mới ra đời.
  • Bảo vệ những vùng dễ bị tổn thương: Nếu dành cả đời để tránh bị tổn thương, bạn và tác phẩm của bạn sẽ không bao giờ thực sự có mối liên kết với mọi người.
  • Giữ thăng bằng: Đừng chỉ chăm chăm đến công việc, hãy ở bên gia đình, bạn bè và những người thật lòng yêu quý bạn.

” Đừng bận lòng vì nhận xét của MỌI NGƯỜI, chỉ cần quan tâm đến nhận xét của NGƯỜI ĐÁNG QUAN TÂM là được”.

#9. Bán rẻ nghệ thuật

Dù bạn xin tiền ủng hộ, gây quỹ cộng đồng hay bán sản phẩm dịch vụ, hỏi xin tiền là một bước nhảy vọt mà bạn chỉ nên làm khi cảm thấy tự tin vào giá trị của sản phẩm mà bạn đưa ra. Đừng ngại định giá cho sản phẩm của mình, nhưng cái giá đưa ra phải phù hợp.

#10. Đừng bỏ cuộc

Công việc không bao giờ kết thúc, nó chỉ bị bỏ dở hay không mà thôi.

Trong kinh doanh, chúng ta không từ bỏ. Diễn viên hài Joan Rivers nói. ” Bạn phải bám chặt vào thang. Khi họ chặt bàn tay bạn, hãy bám trụ bằng khuỷu tay. Khi họ chặt cánh tay bạn, hãy bám trụ bằng răng. Bạn không từ bỏ vì bạn không thể biết công việc tiếp theo đến từ đâu.”

Phần trên Galabook đã giới thiệu đến bạn phần tóm tắt của cuốn sách Nghệ Thuật Pr Bản Thân. Để hiểu sâu hơn, chi tiết hơn và nhận được nhiều giá trị từ cuốn sách bạn hãy mua sách giấy về đọc để thấu hiểu được nhiều hơn nhé.

Cảm ơn bạn!

Trần Thu Hằng

Trả lời