Phát huy sức mạnh của các câu hỏi

Sức mạnh của các câu hỏi

Câu hỏi hiệu quả phải đảm bảo hội tự đủ ba điều kiện sau:

1. Câu hỏi có thể ngay tức thời thay đổi hướng tập trung của ta, và theo đó thay đổi cách ta cảm nhận.

Nếu tiếp tục đặt những câu hỏi như: “Làm sao tôi lại bị khủng hoảng tinh thần quá vậy?” hay ” Tại sao không ai ưa tôi cả?”, bạn sẽ chỉ tập trung tìm kiếm những luận điểm chứng minh cho tình trạng trên.

Thay vì vậy, nếu hỏi: “Làm thế nào để thay đổi trạng thái của tôi lúc này để tôi có thể hạnh phúc và được mọi người yêu quý?”, bạn đang tập trung vào phương pháp giải quyết và trạng thái cảm xúc của bạn sẽ lập tức chuyển đổi theo.

Video Sức mạnh của việc đặt câu hỏi

Có sự khác biệt lớn giữa lời khẳng định tích cực và câu hỏi. Lời khẳng định ” Tôi hạnh phúc…Tôi hạnh phúc…Tôi hạnh phúc…” sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc nếu bạn có thể tạo ra cảm xúc đủ mãnh liệt, thay đổi vận động thể chất và sau đó là trạng thái tinh thần. Nhưng trên thực tế, bạn có thể tự nói những câu khẳng định như vậy cả ngày mà chẳng thấy có tác dụng gì nhiều. Điều thật sự sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận là những câu hỏi: “Điều gì làm tôi hạnh phúc vào lúc này? Điều gì có thể làm tôi hạnh phúc mỗi khi tôi muốn?. Thay vì chỉ kích lệ tinh thần, câu hỏi sẽ giúp bạn tập trung vào lý do làm bạn cảm thấy hạnh phúc.

Hầu hết mọi người đều không nhận ra sức mạnh của trí nhớ. Có những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc đời như: Sự chào đời của một đứa bé, ngày cưới, buổi hẹn hò đầu tiên… mà nếu chỉ cần tập trung hồi tưởng là bạn có thể cảm thấy hạnh phúc ngay lập tức. Câu hỏi chính là “người dẫn đường” đưa ta quay về những khoảnh khắc đó.

2. Câu hỏi có thể thay đổi tất cả những gì chúng ta không ý thức

Con người là loài sinh vật có khả năng xóa bỏ tuyệt diệu. Có đến hàng triệu thứ vây quanh chúng ta trong lúc này, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể tập trung chú ý vào một vài thứ cùng một lúc. Trí óc có thể làm nhiều thứ một cách vô thức, nhưng trong tình trạng có ý thức thì rất hạn chế số lượng công việc có thể làm đồng thời.

Nếu bạn cảm thấy buồn thì chỉ có một lý do, bởi vì bạn đã xóa bỏ, hay không chú ý đến những lý do làm bạn cảm thấy vui. Và nếu bạn cảm thấy vui, đó là vì bạn đã không nhắm vào những điều không hay, kiến bạn bận tâm. Vì vậy khi đặt câu hỏi cho ai đó, bạn thay đổi những điều họ đang tập trung nghĩ và những điều hiện tại họ không để ý đến.

Khi được hỏi: “Bạn có thấy nản chí khi làm việc với tôi không”, dù không thấy chán nhưng bạn bắt đầu tập trung vào những thứ bạn không để ý trước đây và rồi đâm ra chán nản. Còn khi ai đó hỏi: ” Điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu trong cuộc sống” , bạn phải miễn cưỡng trả lời dù câu hỏi có kỳ cục thế nào đi nữa. Nhưng nếu không trả lời trực tiếp thì câu hỏi vẫn nằm trong đầu bạn một cách vô thức.

Ngược lại, nếu được hỏi: “Điều gì thật sự tuyệt với trong cuộc sống của bạn” và bạn liên tục tập trung vào câu trả lời, bạn có thể sẽ cảm thấy vui vẻ ngay tức khắc. Hoặc có ai đó nói: “Dự án này thật tuyệt vời. bạn có bao giờ nghĩ đến tác động từ nghững việc chúng ta thực hiện không?”, bạn có thể được truyền thêm cảm hứng dù công việc này khá là hao công tổn sức.

Câu hỏi chính là ánh sáng dẫn đường cho nhận thức con người. Chúng định hướng tập trung, quyết định những cảm nhận và hành động của ta. Vì vậy, nếu bạn đang giận dữ, một trong những câu hỏi tốt nhất có thể đặt ra cho bản thân là: “Tôi học hỏi được điều gì qua vấn đề này để nó không bao giờ tái diễn nữa”. Đây là một ví dụ về câu hỏi chất lượng, hướng bạn thoát khỏi khó khăn hiện tại và tránh rơi vào vấn đề tương tự trong tương lai. Cho đến khi bạn đặt câu hỏi này, nếu không thì bạn đang loại bỏ khả năng tận dụng thử thách như là một cơ hội.

3. Câu hỏi giúp mở ra những nguồn lực hữu ích cho chúng ta

Các câu hỏi mở ra chân trời mới và đưa ta đến những nguồn lực mà ta không biết chúng đang tồn tại. Donald Pertersen, vị chủ tịch đã nghỉ hưu của Ford Motor là người nổi tiếng với những câu hỏi kiên gan bền chí như vậy: ” Bạn đang nghĩ gì? Bạn sẽ nâng cao chất lượng công việc bằng cách nào?”.

Lần nọ, Pertersen đặt một câu hỏi mà rõ ràng làm tăng lợi nhuận cho Ford và đưa công ty này đến thành công. Ông hỏi nhà thiết kế Jack Telnack: “Anh có thích những chiếc xe anh đang thiết kế không?”. Telnack đáp: “Thật sự là không!” Sau đó Pertersen đã đưa ra một “đòn” quyết định:” Sao anh không lờ đi yêu cầu của ban quản trị và thiết kế một chiếc xe mà anh mong muốn sở hữu?”.

Người thiết kế tiếp thu lới của vị chủ tịch và đã tạo ra mẫu xe Ford Thunderbird 1983, chiếc xe đã tạo nguồn cảm hứng cho những mẫu xe đời sau như Taurus và Sable. Tới năm 1987, dưới sự chỉ đạo của bậc thầy về đặt câu hỏi, Pertersen, lợi nhuận của Ford đã vượt qua General Motor. và ngày nay Taurus được đánh giá là một trong những chiếc xe đẹp nhất mà con người tạo ra.

Chúng ta cũng có sức mạnh tương tự, có thể tùy ý sử dụng vào bất cứ lúc nào. Những câu hỏi chúng ta đặt ra cho bản thân cũng có thể định hình nhận thức: Tôi là ai, tôi có năng lực gì, và tôi sẵn sàng làm gì để đạt được ước mơ. Thông thường, nguồn lực của ta bị giới hạn chỉ bởi những câu hỏi mà ta đặt ra cho bản thân.

Bạn thân mếm, Bài viết được trích trong cuốn sách ” Đánh thức con người phi thường trong bạn’ – Anthony Robbins. Bạn có thể mua sách giấy ở đây để nhận được thêm nhiều hơn nữa giá trị mà cuốn sách mang lại

Cảm ơn ban!

Trần Thu Hằng

Trả lời