Mỗi khi cảm thấy buồn đau chúng ta có thể làm theo 6 bước sau để nhanh chóng phá vỡ mô thức hạn chế của mình, nhận ra những lợi ích từ cảm xúc đó và học cách vận dụng bài học này để sớm loại bỏ nỗi buồn đau.
06 Bước Làm Chủ Cảm Xúc
Bước 1: Xác định rõ bạn đang thật sự cảm thấy thế nào
Khi bạn quá choáng ngợp đến nỗi thậm chí không biết mình đang cảm thấy thế nào, cứ như là đang bị cảm xúc tiêu cực dồn dập ” Tấn công”, hãy dừng lại một chút và tự hỏi :
“Tôi thật sự cảm thấy thế nào và lúc này?”.
Nếu ngay từ đầu bạn nghĩ:
“Tôi đang cảm thấy giận dữ” thì hãy hỏi tiếp:
“Tôi có thật sự cảm thấy giận dữ không? Hay đó là một cảm giác khác? Có thể điều tôi đang cảm nhận là sự tổn thương chăng? Hoặc là cảm giác bị mất mát điều gì đó?”.
Cảm giác bị tổn thương, hay mất mát thì không quá căng so với cảm xúc giận dữ. Chỉ cần dành một chút thời gian để xác định bạn đang thật sự cảm thấy như thế nào và bắt đầu chất vấn cảm xúc của mình, bạn có thể làm giảm cường độ của cảm xúc ấy và theo đó sẽ ứng phó với tình huống nhanh chóng, dễ dàng hơn.Trong những trường hợp này, Ngôn từ chuyển đổi tâm trạng có thể ” Làm Nguội” cường độ cảm xúc của bạn ngay tức khắc.
Bước 2: Thừa nhận và trân trọng các cảm xúc của bạn
Nhận thức rằng các cảm xúc đang hỗ trợ bạn, bạn sẽ không còn xem chúng là xấu. Ý nghĩ cho rằng bất cứ điều gì bạn cảm nhận được là “Sai” là một cách hủy hoại cuộc đối thoại thành thật với bản thân, cũng như với những người khác.
Nếu tin tưởng cảm xúc của mình, dù đôi khi bạn không hiểu chúng, nhưng từng cảm xúc sẽ giúp bạn có được sự thay đổi tích cực, lập tức ngừng ngay cuộc chiến nội tâm từng có trước đó và tiến tới những giải pháp đơn giản hơn.
Việc nhìn nhận cảm xúc là ” Sai lầm” thì hiếm khi làm giảm cường độ cảm xúc. Bất cứ điều gì bạn chống lại thường có xu hướng tiếp tục tồn tại. Hãy trân trọng mọi cảm xúc, giống như đứa bé cần sự quan tâm chú ý, rồi bạn sẽ thấy các cảm xúc sẽ sớm ” Ngoan ngoãn” lắng dịu lại.
Bước 3: Tìm hiểu thông điệp mà cảm xúc muốn gửi đến bạn
Khi bạn cảm thấy cô đơn, hãy tự hỏi:
“Phải chăng tôi hiểu sai về tình huống rồi cho rằng tôi đang cô đơn, trong khi thực tế là tôi có rất nhiều bạn bè? Nếu tôi báo cho họ biết tôi muốn đến thăm họ, thì làm sao họ lại không muốn ghé thăm tôi? Có phải cảm giác cô đơn này muốn nhắn gửi đến tôi thông điệp rằng tôi phải hành động, phải giao thiệp và gặp gỡ mọi người nhiều hơn?”.
Sau đây là bốn câu hỏi giúp bạn hiểu những cảm xúc của mình:
- Tôi thật sự mong muốn cảm nhận điều gì?
- Tôi phải tin vào điều gì để có thể có được cảm nhận như mong muốn?
- Tôi sẵn sàng làm gì để ngay lập tức có được cảm nhận như mong muốn?
- Tôi có thể rút ra được bài học gì từ đây?
Việc tìm hiểu các cảm xúc sẽ giúp bạn nhận ra những điểm khác biệt quan trọng giữa chúng, không chỉ hữu ích trong hiện tại mà còn cho cả tương lai.
Bước 4: Trở nên tự tin
Hãy tin rằng bạn có thể xử lý cảm xúc đó ngay tức thì. Cách thức nhanh nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất chính là nhớ lại lúc mà bạn cũng có cảm xúc tương tự và đã xử lý nó thành công.
Chính bởi vì bạn đã từng nhận được tín hiệu hành động trước đây và đã vượt qua cảm xúc ấy nên bạn đã có sẵn chiến lược thay đổi trạng thái cảm xúc. Bạn đã thay đổi trọng tâm chú ý, câu hỏi tự vấn hay nhận thức? Hay là bạn đã thực hiện một hành động mới? hãy quyết định hành động y như vậy vào lúc này, với sự tự tin rằng cách đó sẽ có hiệu quả như trong quá khứ.
Bước 5: Củng cố cảm giác chắc chắn rằng bạn có thể xử lý cảm xúc này không chỉ trong hiện tại, mà cả trong tương lai nữa
Để cảm thấy vững tin rằng bạn có thể dễ dàng xử lý cảm xúc nào đó trong tương lai, chỉ cần nhớ lại cách thức bạn đã thực hiện trong quá khứ, rồi diễn tập trước bạn sẽ giải quyết những tình huống trong tương lai mà trong đó tín hiệu hành động này sẽ xuất hiện.
Lặp đi lặp lại việc này với cảm xúc tăng dần để tạo cảm giác chắc chắn rằng bạn có thể đối phó dễ dàng với những thử thách tương tự.
Bước 6: Hãy phấn kích hành động
Đến đây bạn đã hoàn thành 5 bước đầu tiên, bước cuối cùng thì đã quá rõ ràng: ” Hãy phấn kích hành động !”
Hãy cảm thấy hứng thú trước viễn cảnh bạn có thể ứng phó với cảm xúc một cách dễ dàng và hành động ngay tức khắc để chứng minh rằng bạn từng xử lý nó. Đừng mắc kẹt trong những cảm xúc hạn chế. Sử dụng những điều bạn đã thực hành diễn tập trước nhằm tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và hành động của bạn. Nhớ rằng những điều khác biệt bạn mới tạo ra không chỉ thay đổi cách bạn cảm nhận ngày hôm nay mà còn thay đổi cả cách bạn ứng phó với cảm xúc đó trong tương lai.
Với sáu bước đơn giảm như trên, bạn có thể hoàn toàn làm chủ bất kỳ cảm xúc nào trong cuộc sống. Thời điểm tốt nhất để xử lý cảm xúc chính là lúc bạn mới cảm nhận về nó. Sẽ rất khó khăn làm gián đoạn một mô thức cảm xúc khi nó đã đạt đỉnh điểm.
Bạn thân mếm, Bài viết được trích trong cuốn sách ” Đánh thức con người phi thường trong bạn’ – Anthony Robbins. Bạn có thể mua sách giấy ở đây để nhận được thêm nhiều hơn nữa giá trị mà cuốn sách mang lại
Cảm ơn ban!